Xóm Đông Kim Nỗ

Xóm Đông Kim Nỗ

Kim Nỗ là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì nằm một phần ở xã này (trong 6 xã). Xã Kim Nổ có 5 thôn bao gồm: Thôn Đoài, Thôn Đông, Thôn Bắc, Thôn Cầu Thăng Long,và thôn Thọ Đa.

Kim Nỗ là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì nằm một phần ở xã này (trong 6 xã). Xã Kim Nổ có 5 thôn bao gồm: Thôn Đoài, Thôn Đông, Thôn Bắc, Thôn Cầu Thăng Long,và thôn Thọ Đa.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Thành phố Hà Nội

(*) Vì sự thay đổi phân chia giữa các đơn vị hành chính cấp huyện , xã , thôn thường diễn ra dẫn đến khoảng biên độ mã bưu chính rất phức tạp . Nhưng mã bưu chính của từ khu vực dân cư là cố định , nên để tra cứu chính xác tôi sẽ thể hiện ở cấp này số lượng mã bưu chính

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Đồng Bằng Sông Hồng

Các bạn có thể tra cứu thông tin của các cấp đơn vị hành chính bằng cách bấm vào tên đơn vị trong từng bảng hoặc quay lại trang Thông tin tổng quan Việt Nam hoặc trang thông tin vùng Vùng Đông Bắc

Ông Nguyễn Văn Diện Vụ trưởng Vụ Sản xuất phát triển lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT).

Nhìn lại năm 2022 vừa qua, ngành gỗ có điều gì đáng nói nhất, thưa ông?

- Đúng là chưa năm nào ngành gỗ phải đối mặt với nhiều khó khăn như năm 2022. Bởi vì trước đó, các năm đều tăng trưởng 2 con số, thậm chí 20% như năm 2021. Sang đầu năm 2022 thì vẫn tiếp tục đà tăng trưởng và khi đó mục tiêu của Bộ NN&PTNT đặt ra là 16,3%, nhiều người cho rằng mục tiêu này hơi thấp.

Nhưng xung đột Nga - Ukraine gây ra sự đảo chiều, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, kéo theo là lạm phát, nhiều nước thắt chặt chi tiêu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt Hoa Kỳ và EU - thị trường xuất khẩu (XK) chủ lực gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 6 các đơn hàng XK đã giảm dần. Nhiều doanh nghiệp (DN) phải giảm nhân công 20%, rồi 30%, thậm chí có DN giảm đến 60%.

Tuy nhiên, “trong cái rủi có cái may”, trên thế giới, năng lượng bị khủng hoảng nên viên nén của mình lên ngôi, XK viên nén gỗ tăng lên đến 60% so với cùng kỳ. Và đồng thời, XK dăm gỗ, chủ yếu là Nhật, Hàn Quốc, cùng tăng. Đặc biệt giá XK cùng tăng cao, có thời điểm tăng 40%, nhưng hết năm tăng khoảng 30% so với cùng kỳ. Đây được xem như là một trụ đỡ, gánh đỡ phần tăng trưởng giảm của gỗ và sản phẩm gỗ. Đến ngày cuối cùng thống kê lại thì chúng ta vẫn đạt kim ngạch 17,09 tỷ USD thì đây cũng là thành công.

Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của DN, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương. Đặc biệt các hiệp hội gỗ đã tổ chức nhiều cuộc họp đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN.

Cũng phải nói thêm rằng các DN của chúng ta đã rất chủ động trong việc tìm thị trường mới. Và rõ ràng, dù bị cản trở bởi dịch COVID-19 nhưng các DN đã phối hợp với hiệp hội tổ chức rất nhiều hội thảo online và nhận đã được sự quan tâm. Điều này giúp nâng cao vị thế của ngành gỗ Việt Nam…Thực tiễn hiện nay khó khăn lớn nhất chỉ là việc các DN không có đơn hàng.

Báo cáo lao động việc làm của Tổng cục Thống kê mới công bố chỉ ra ngành chế biến gỗ là một trong các ngành thiếu việc làm do thiếu đơn hàng. Ông có thể chia sẻ thêm về tình trạng thiếu đơn hàng của DN ngành gỗ?

- Để có được những con số cụ thể thì cần phải có sự nghiên cứu rất kỹ. Trong công tác điều hành, chúng tôi thường xuyên liên hệ với các hiệp hội và thậm chí cả DN lớn để trao đổi về các vấn đề, dòng chảy của ngành. Trong quá trình trao đổi, các DN cũng thẳng thắn chia sẻ. Ví dụ như đại diện Công ty Long Việt trực tiếp trao đổi với chúng tôi về việc không có đơn hàng. DN cho biết, những người mua trước đây không còn đặt vấn đề mua hàng mà chỉ thông báo hàng tồn vẫn còn nên không nhập hàng nữa. Tất cả chỉ để giữ mối liên hệ chứ không có đơn hàng hay dự định đặt hàng.

Ngành gỗ hướng tới mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD. (Ảnh TTXVN)

Năm 2023 được dự báo tiếp tục khó khăn, các DN vẫn đang thiếu đơn hàng trong những tháng đầu năm, vậy cơ sở nào để ngành đưa ra chỉ tiêu kim ngạch XK 17,5 tỷ USD? Và đâu là giải pháp, thưa ông?

- Năm 2023, Tổng cục Lâm nghiệp được giao cho chỉ tiêu XK gỗ và lâm sản 17,5 tỷ USD. Có thể nói đây là nhiệm vụ nặng nề.

Nếu như năm 2022 là bản lề của khó khăn, năm 2023 là đỉnh điểm của khó khăn. Khi xây dựng mục tiêu và kế hoạch năm 2023, chúng tôi đã xác định những khó khăn như vậy. Tuy nhiên, với điều kiện và thực tiễn thì vẫn xác định kinh tế thế giới sẽ thích ứng với các điều kiện, thực tiễn nữa là trong tháng cuối năm nền kinh tế Mỹ cũng đã tăng trưởng được 3% trong khi tháng 11, 12 là âm.

Phân tích số liệu XK các tháng trong năm 2022 cho thấy, 2 tháng đầu năm kim ngạch XK là 1,6 tỷ USD/tháng. Tháng 10, 11 chỉ còn 1,2 tỷ UDS/tháng, nhưng tháng 12 đã nhích lên 1,4 tỷ USD. Mặc dù XK viên nén tăng trong năm 2022 nhưng giá trị trong “miếng bánh” lâm sản không quá lớn. Chúng tôi vẫn vẫn kỳ vọng sức mua sản phẩm gỗ với giá trị gia tăng cao ở Hoa Kỳ và châu Âu trong năm 2023.

Theo chỉ đạo, năm 2023 định hướng cố gắng mở rộng thị trường trên cơ sở các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ). Ngoài ra sẽ tiến hành xúc tiến thương mại các thị trường như là Trung Đông. Thị trường Nam Mỹ cũng được định hướng xúc tiến thương mại, thông qua các triển lãm đồ gỗ…

Đồng thời, chúng tôi cũng hướng tới đổi mới các phương thức bán hàng online, không chỉ tận dụng các trang thương mại điện tử mà còn qua Streamer hay TikTok… để sản phẩm được nhiều người biết đến.

Với các DN, vấn đề đáng ngại nhất là không có đơn hàng, nếu có đơn hàng thì yên tâm phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp tôi tin tưởng sẽ đạt được các chỉ tiêu trong năm 2023.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 ngành NN&PTNT, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, đến hết quý 1/2023 thị trường gỗ có thể vẫn còn chịu sức ép giảm sút khoảng 50% khả năng tiêu thụ. Nếu không có nhiều thay đổi, dự kiến đến quý 2/2023, các đơn hàng cơ bản được khôi phục, đạt khoảng 82-85%. Đây được xem là điểm khởi sắc trong năm mới. Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên.

DN ngành dệt may rất cần thông tin thị trường để ứng phó kịp thời, hiệu quả

Hoạt động xuất khẩu trong 7 tháng qua đã có những tín hiệu tích cực, nhờ các giải pháp đồng bộ được triển khai mạnh mẽ, nhằm tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất trong nước, xúc tiến thương mại cũng như mở rộng thị trường. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng do những khó khăn chung của thị trường thế giới, nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 374,23 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ.

Xuất nhập khẩu gặp khó với quy định mới

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính từ đầu năm kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ có mức sụt giảm nhiều nhất. Trong khi nhiều thị trường lớn và tiềm năng của xuất khẩu gỗ, dệt may, da giày như EU, Hoa Kỳ, Canada lại đang có những thay đổi về chính sách thương mại, quy định về hàng hoá nhập khẩu nên dự báo sẽ là trở ngại lớn đối với hoạt động xuất khẩu.

Thông tin về xuất khẩu hàng dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, hiện 85% năng lực sản xuất của dệt may Việt Nam dành cho xuất khẩu, vì vậy doanh nghiệp ngành rất cần thông tin thị trường để ứng phó kịp thời, hiệu quả. Từ thực tế biến động thị trường, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có điều chỉnh chiến lược xuất khẩu như tìm kiếm cơ hội ở thị trường mới hay nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp rất mong đợi các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp để ổn định nguồn nguyên liệu và đẩy mạnh xuất khẩu.

“Việc Ngân hàng Nhà nước điều hành giảm lãi suất cho vay như thời gian qua đã hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, do đó tiếp tục kiến nghị giảm lãi suất cho vay để trợ lực tốt hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc doanh nghiệp tìm cách giữ chân lao động, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ người lao động”, ông Trương Văn Cẩm đề xuất.

Chỉ ra những quy định mới và khó từ thị trường EU và Hoa Kỳ khiến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước lúng túng, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso) - bà Phan Thanh Xuân cho rằng, cơ hội xúc tiến thương mại từ các thị trường là giải pháp tốt nhất để bù đắp đơn hàng. Các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ thông tin và tham vấn chính sách từ phía các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Việc chia sẻ thông tin thị trường sở tại nhanh và chính xác vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.

“Hiện Hiệp hội đang tập hợp danh sách các doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu của Việt Nam để gửi cho các Thương vụ giới thiệu, kết nối thông tin cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Hiệp hội sẽ chuẩn bị danh mục doanh nghiệp cần kết nối”, bà Xuân nêu định hướng.

Cam kết cung cấp sản phẩm gỗ hợp pháp; chuẩn bị thực hiện nghiêm chỉnh quy định không gây mất rừng của EU, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho rằng, để lấy lại tăng trưởng xuất khẩu, ngành gỗ rất cần sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, các Thương vụ trong tìm kiếm thị trường, quảng bá hình ảnh ngành gỗ Việt Nam.

Cập nhật kịp thời chính sách thị trường

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng qua tuy chưa như kỳ vọng nhưng trong bối cảnh khó khăn, việc giữ được tăng trưởng xuất khẩu là nỗ lực rất lớn, cho thấy các giải pháp xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả nhất định. Để phát huy được kết quả này thời gian tới, Bộ Công Thương cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng, ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan.

Khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước cần phải chủ động thay đổi để đáp ứng những quy định nhập khẩu từ phía EU, ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho rằng, thị trường EU đã và đang chuẩn bị ban hành nhiều quy định liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, phát thải carbon, quyền sửa chữa và tái chế, nhân quyền, đạo luật chống phá rừng...

“Với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU, chẳng hạn như với dệt may, EU đã đề ra chiến lược cho ngành dệt may bằng cách sẽ đưa ra các biện pháp pháp lý mới để tăng tính tuần hoàn. EU cũng đang xem xét việc giới thiệu EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) trên toàn EU đối với hàng may mặc...”, ông Quân lưu ý.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức, tận dụng được những cơ hội xuất khẩu, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, đánh giá chính sách nước sở tại, từ đó kịp thời tham mưu cho Bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương.

Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại kịp thời hướng dẫn, định hướng thị trường, mặt hàng xuất, nhập khẩu, nhất là ở các thị trường trọng điểm. Tạo điều kiện cho địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả.

“Các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi đơn vị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu hướng thị trường đặc biệt chuyển đổi xuất khẩu xanh, bền vững”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị.