Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Khi soạn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần lưu ý một số điều sau:
- Mô tả cụ thể vụ việc: Đưa ra các mô tả chi tiết về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra, cung cấp thông tin về người, tổ chức lừa đảo này và bất kỳ chi tiết nào khác để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết, điều tra về vụ việc.
- Cung cấp các bằng chứng chứng minh: Liệt kê tất cả bằng chứng nào mà bạn thu thập được để chứng minh hành vi lừa đảo đó, như: hoá đơn, hợp đồng, video, hình ảnh,...
- Nêu rõ thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin cá nhân của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc,...) để giúp cơ quan thẩm quyền nhận biết bạn là người gửi đơn tố cáo và liên hệ để yêu cầu cung cấp thêm thông tin, trao đổi trong quá trình giải quyết vụ việc.
- Sự chính xác, minh bạch: Cần đảm bảo rằng mọi thông tin bạn cung cấp trong đơn tố cáo là chính xác, minh bạch, tránh đưa các thông tin sai lệch và không chính xác làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc.
- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, chuyên nghiệp: Đơn tố cáo cần sử dụng những từ ngữ lịch sự, chuyên nghiệp, tránh sử dụng những từ ngữ không phù hợp, không đúng chuẩn mực làm giảm hiệu quả của việc tố cáo.
- Gửi đúng địa chỉ nhận đơn tố cáo: Bạn cần gửi đơn tố cáo đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, nếu không chắc chắn, có thể tham khảo các thông tin chính thức hoặc liên hệ cơ quan thẩm quyền để tìm hiểu.
Căn cứ theo Điều 28 Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, trình tự giải quyết tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:
“Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.”
Theo đó, trình tự giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện qua 4 bước là:
Bước 1: Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo.
Bước 2: Người giải quyết tố cáo tiền hành xác minh nội dung tố cáo hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp/cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp để thu thập tài liệu, thông tin làm rõ nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu được thu thập phải ghi chép thành văn bản, lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.
Kết thúc việc xác minh, người được giao xác minh tố cáo phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo kết quả xác minh và kiến nghị xử lý.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo: Dựa vào nội dung tố cáo, giải trình của người tố cáo và kết quả xác minh tố cáo,... người giải quyết tố cáo ban hành kết luận của nội dung tố cáo.
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo: Người giải quyết tố cáo dựa vào kết luận nội dung tố cáo để thực hiện:
- Nếu kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo vi phạm sai sự thật.
- Nếu kết luận người bị tố cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cho cơ quan, tổ chức thẩm quyền xử lý theo quy định.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn trong việc định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Do đó, việc phân biệt hai loại tội phạm này cần căn cứ vào chủ thể tội phạm; động cơ, mục đích của người phạm tội và điều kiện thực tế để đánh giá.
Giữa Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn nhất chính là thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Dưới đây là một số góc độ phân tích của luật sư.
Người tố giác tội phạm nhầm lẫn trong việc tố giác
Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại đến trình báo cơ quan Công an tố giác người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội chỉ có hành vi gian dối đối với người bị hại để giãn nợ hoặc có hành vi gian dối để vay được tiền, tài sản hoặc có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy trường hợp nào thì coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt, còn trường hợp nào thì coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Cả hai tội này đều có dấu hiệu chung là người phạm tội phải có hành vi “chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là chiếm đoạt thì rất phức tạp. Hiện nay có tình trạng vay, mượn trong nhân dân hoặc có những hợp đồng vay của ngân hàng với số tiền rất lớn lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng, nhưng mỗi nơi xử lý một cách khác nhau. Có nơi coi đó chỉ là quan hệ dân sự hoặc quan hệ kinh tế, có nơi truy tố về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có nơi truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về lý luận, chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi cố ý chiếm giữ tài sản của người khác với mục đích chuyển quyền sở hữu về tài sản từ của người khác sang của mình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cứ chiếm giữ tài sản của người khác, bất kể vì mục đích gì cũng là chiếm đoạt như: Lén lút lấy xe ô tô của cơ quan đi chơi rồi lại mang về trả; nói dối người khác là mượn xe đưa mẹ đi cấp cứu nhưng lại dùng xe để chở hàng lậu bị Công an bắt hoặc sau khi đánh nhau, một bên phải bỏ lại xe để chạy thoát thân, dẫn đến bên “thắng cuộc” phải mang xe về vì sợ để lại ở hiện trường thì người khác sẽ lấy mất. Quan niệm này cũng đang tồn tại ở một số cơ quan tiến hành tố tụng.
Nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự, thì quyền sở hữu tài sản bao gồm 03 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Chỉ người nào có đủ 03 quyền đó thì tài sản mới thực sự là của họ. Nếu một người chỉ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản thì họ không phải là chủ sở hữu vì không có quyền định đoạt tài sản. Nói dễ hiểu thì mới có hành vi “chiếm” mà chưa “đoạt” thì không phải là chiếm đoạt. Vì vậy, chiếm đoạt là biến của người khác thành của mình.
Chỉ khi nào xác định có chiếm đoạt thì lúc đó mới là tội phạm. Nếu đã xác định có chiếm đoạt tài sản thì việc phân biệt giữa hai tội phạm này chính là thủ đoạn gian dối có trước hay sau khi người phạm tội đã nhận được tài sản của người khác.
Nếu hành vi gian dối xảy ra trước khi vay, mượn rồi sau đó chiếm đoạt tài sản của người cho vay thì phải coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu hành vi gian dối xảy ra sau khi người phạm tội đã có tài sản một cách hợp pháp thì chỉ coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ có hành vi gian dối trước khi có tài sản thì đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà phải xác định họ có mục đích chiếm đoạt tài sản hay không. Ví dụ: A dùng giấy tờ nhà (bản photo có công chứng) để thế chấp cho B vay 500 triệu đồng. Sau đó B phát hiện trước đó A đã dùng giấy tờ nhà thế chấp cho một ngân hàng vay 1 tỉ đồng nên đã tố cáo hành vi của A với Cơ quan điều tra. Trường hợp này, người vay chỉ gian dối để vay được tiền chứ không phải để chiếm đoạt. Do đó, không thể định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với A.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015, thì hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là việc “người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”. Vậy thế nào là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản? Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng rất lúng túng, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn.
Đa số các chuyên gia cho rằng, “bỏ trốn” quy định tại Điều 140 BLHS năm 2015 không nhất thiết phải là trốn khỏi địa phương, cũng không cần Cơ quan điều tra phải truy nã, mà chỉ trốn tránh chủ nợ như: Bỏ ra khỏi nhà, không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn, thay số điện thoại, thay đổi chỗ ở mà không thông báo cho chủ nợ biết… miễn sao tránh mặt được chủ nợ.
Đối với trường hợp vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Vấn đề sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp cũng có ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, chỉ cần xác định sử dụng tài sản đó vào mục đích không được pháp luật cho phép là bất hợp pháp như: Khi vay nói là để đầu tư nuôi tôm, nhưng lại đem trả nợ ngân hàng để không bị chịu lãi quá hạn hoặc đem tiền vay được sử dụng vào mục đích không đúng như lời hứa với chủ nợ là bất hợp pháp. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng, cách hiểu bất hợp pháp như ý kiến trên là quá rộng và cũng không phù hợp với dấu hiệu “chiếm đoạt”, vì người phạm tội không có ý định chiếm đoạt, mà muốn dùng số tiền vay được trả nợ hoặc đầu tư, sản xuất rồi sẽ trả người cho vay. Nhưng nếu dùng số tiền vay được sử dụng vào mục đích phạm tội thì phải coi là bất hợp pháp như: Đánh bạc, buôn lậu, đưa hối lộ… dẫn đến không còn khả năng trả nợ.
Điều 175 BLHS năm 2015 còn quy định: “Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Tuy nhiên, từ khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật đến nay chưa thấy trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về dấu hiệu trên. Khi xác định tình tiết phạm tội này cần chú ý: Nếu các khoản vay, mượn trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mới hết hạn, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, thì vẫn là quan hệ dân sự./.