Vui lòng chọn NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN KHAI KHOÁNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI XÂY DỰNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC VẬN TẢI KHO BÃI DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ
Vui lòng chọn NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN KHAI KHOÁNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI XÂY DỰNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC VẬN TẢI KHO BÃI DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ
Hiện nay, nhiều học sinh vẫn chưa thực sự hiểu
để tự tin chọn ngành học, trường học. Sau đây là một số câu hỏi liên quan đến ngành logistic và cơ hội việc làm trong ngành này:
5.1. Ngành logtics học những môn gì?
Khi theo học ngành Logistics, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên ngành qua các môn học như: Tiếng Anh chuyên ngành Logistics; Quản lý khai thác cảng; Quản lý chuỗi cung ứng; Nghiệp vụ hải quan; Kiểm soát lưu kho; Quản lý kho hang...
Một số trường đại học nổi bật về đào tạo logistics hiện nay:
- Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành và chuyên ngành đào tạo Logistics của trường gồm: Kinh tế vận tải, Khai thác vận tải, Khoa học hàng hải.
- Trường đại học Hàng hải Việt Nam
Ngành đào tạo logistics của trường gồm: Kinh tế vận tải, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Khoa học Hàng hải, Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật công trình biển
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành và chuyên ngành đào tạo logistics của trường gồm: Quản lý Công nghiệp và Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp.
Học về logistic ra trường có thể làm rất nhiều công việc như: Nhân viên vận hành kho, nhân viên chứng từ, nhân viên kinh doanh Logistics, chuyên viên thu mua, nhân viên cảng vụ, nhân viên giao nhận, công chức hải quan, chuyên viên thanh toán quốc tế, nhân viên chăm sóc khách hàng...
Theo Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017, được sửa đổi bởi Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 22/02/2021, nước ta đặt mục tiêu đến năm 2025 về ngành logistic như sau:
- Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt đạt từ 05% - 06%;
- Tốc độ tăng trưởng các dịch vụ logistics đạt 15% - 20%;
- Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 50% - 60%;
- Các chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP;
- Việt Nam xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.
Trên đây là giải thích về logistic là gì và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Xoay quanh chủ đề logistic là gì, điều kiện kinh doanh logistic cũng là một trong những nội dung được khá nhiều người quan tâm.
, để hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic, doanh nghiệp phải đăng ký thành lập doanh nghiệp với mã ngành nghề:
Cụ thể, Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ logistic như sau:
- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
Dịch vụ vận tải hàng hải: Đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển theo Nghị định 160/2016/NĐ-CP
- Thương nhân tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, bên cạnh việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện trên, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
-Trường hợp vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
Được thành lập các công ty vận hành đội tàu có treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%.
Tổng số thuyền viên người nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam thuộc sở hữu của các công ty này không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng/thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
Công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc nhóm các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50%.
Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc nhóm các dịch vụ hỗ trợ phương thức vận tải, trừ dịch vụ tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc nhóm các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm: Kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó có phần vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa/đường sắt, được thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh/thành lập doanh nghiệp/góp vốn/mua cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51%. Đồng thời, 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
- Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
Đối với dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau 03 năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau 05 năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân thì được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định, cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải.
Việc thực hiện dịch vụ phân tích, kiểm định kỹ thuật bị hạn chế tại các khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh logistics, nhà đầu tư được phép lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư tại một trong các điều ước đó.
4. Hệ thống các văn bản hiện hành quy định về dịch vụ logictics
Sau đây là bảng tổng hợp các văn bản quy định về dịch vụ logistic tại Việt Nam:
Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức
Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức
Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển
Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030
Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa
Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Thông tư 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014 quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới
Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006
Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng 2014
Thông tư 21/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 81/2014/ TT-BGTVT, Thông tư 14/2015/ TT-BGTVT và Thông tư 33/2016/ TT-BGTVT
Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt
Thông tư 09/2018/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia
Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Quyết định 1093/QĐ-BCT ngày 03/02/2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến 2025, tầm nhìn đến 2035
Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030