Khi tích luỹ đủ kinh nghiệm và kỹ năng, có thể tiến lên các vị trí quản lý.
Khi tích luỹ đủ kinh nghiệm và kỹ năng, có thể tiến lên các vị trí quản lý.
Những môn học tiêu biểu: Lập trình căn bản, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Phát triển hệ thống thương mại điện tử, Quản lý dữ liệu tài chính, Đổi mới sáng tạo trong tài chính, Trí tuệ nhân tạo, Tài chính -tiền tệ- Ngân hàng, Công nghệ tài chính căn bản- nâng cao, Tiền số và công nghệ blockchain, Phân tích dữ liệu tài chính, Kinh tế lượng tài chính, Quản trị rủi ro tài chính.
Theo Công ty Tư vấn và Quản lý toàn cầu McKinsey (Hoa Kỳ), dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn cầu lên 3 – 5 năm. Thị trường FinTech thế giới dự kiến đạt 325,3 tỷ USD vào năm 2030 nhờ sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số, đầu tư vào blockchain và sự bùng nổ theo cấp số nhân của các sàn thương mại điện tử.
Thống kê của Statista cho thấy, trên thế giới hiện có khoảng 10.000 công ty FinTech đang cạnh tranh với các ngân hàng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (thanh toán, tín dụng, huy động vốn, quản lý tài sản….).
Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực FinTech. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, Việt Nam đang là quốc gia đi đầu, tiên phong tại khu vực Đông Nam Á trong việc tiếp cận nhiều xu hướng mới nổi trên thế giới, trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hóa trong lĩnh vực tài chính. Số lượng các công ty FinTech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng từ khoảng 40 công ty (năm 2016) lên 154 (năm 2021).
Lĩnh vực FinTech cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư của Việt Nam, đứng thứ ba trong khu vực. Thông tin chi tiết tham khảo tại đây.
Như vậy, FinTech là một trong những ngành đi đầu cho cuộc cách mạng 4.0 và được cho là có sự phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai, đẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực cũng tăng cao.
Báo cáo Hướng dẫn lương mới nhất của Adecco cho thấy, vào năm 2022, trước đà phục hồi và tăng tốc trở lại của nền kinh tế nhờ chuyển đổi số và đổi mới sản phẩm, các tài năng công nghệ có tay nghề cao trong lĩnh vực thương mại điện tử, FinTech, blockchain sẽ dẫn đến cuộc chiến cạnh tranh nhân lực gay cấn nhất dành cho các công ty công nghệ. Đặc biệt là việc nhanh chóng đón đầu mọi xu hướng công nghệ mới của nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam dẫn đến nhu cầu cao ở các vị trí CIO, Solution Architect, DevOps và các vai trò kỹ sư khác.
Theo Báo cáo Vietnam IT Market Report – Developers Recruitment State 2021 của TopDev mức lương ngành FinTech ở mức cao và đứng trong Top 3 các ngành công nghệ
Fintech là một trong những tín hiệu thành công dẫn đầu cho cuộc cách mạng 4.0, mang đến cho con người những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện đặc biệt trên lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tiềm năng mở rộng của Fintech là vô cùng lớn. Nhiều sáng kiến Fintech có tầm ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm tài chính. Những ứng dụng của Fintech không chỉ đơn thuần tìm hiểu thói quen của người dùng mà còn thu hút người dùng ra quyết định chi tiêu và tiết kiệm trong vô thức tốt hơn.
FinTech ra đời được xem là làn sóng mới làm thay đổi toàn bộ cách thức cung ứng, vận hành các dịch vụ tài chính cũng như mô hình tổ chức đã có từ trước đến nay. Việc ứng dụng công nghệ tài chính đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới thay đổi kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống.
Theo học cách ngành công nghệ số đặc biệt là ngành Công nghệ tài chính, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Dưới đây là một số nghề phổ biến cho các bạn chuyên ngành FinTech tham khảo để định hướng nghề nghiệp sau này:
- Kỹ sư về phần mềm và lập trình viên: Nghề kỹ sư hay lập trình viên thường sẽ làm chuyên về blockchain, big data hoặc trí tuệ nhân tạo (AI).
- Chuyên viên phân tích về các dữ liệu: Nhà phân tích dữ liệu sẽ thực hiện lấy thông tin thô rồi xử lý và phân tích chúng, biến nó thành những thông tin có giá trị.
- Chuyên gia về phân tích thị trường tài chính: Phân tích tài chính đảm nhiệm công việc giúp công ty nắm bắt xu hướng và cơ hội thị trường. Họ phân tích dựa trên những thông tin được cung cấp hoặc tự mình nghiên cứu tìm hiểu.
- Chuyên gia về hệ thống an ninh mạng: Các dữ liệu tài chính mang tính nhạy cảm nên cá nhân nên rất cần được lưu trữ an toàn. Do đó chuyên gia an ninh mạng có nhiệm vụ thực hiện đảm bảo về độ bảo mật cho hệ thống.
Khi theo học ngành công nghệ tài chính bạn sẽ được học về nghiên cứu dữ liệu lớn và trí tuệ kinh doanh. Trong đó cụ thể sẽ được đào tạo về phát triển khả năng thiết kế, triển khai cho ứng dụng cơ sở dữ liệu số cùng phân tích để đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Nghiên cứu về dữ liệu lớn và trí tuệ kinh doanh: phát triển khả năng thiết kế và triển khai các ứng dụng cơ sở dữ liệu, dữ liệu lớn và phân tích để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Sinh viên tìm hiểu các vấn đề và công nghệ liên quan đến việc triển khai, hỗ trợ cơ sở dữ liệu quy mô lớn và các dịch vụ cần thiết để duy trì và truy cập kho dữ liệu.
Kỹ thuật về ngôn ngữ lập trình thông minh (Python) và máy học (Machine learning): sử dụng các kỹ thuật tính toán, xây dựng thuật toán và hệ thống thích ứng linh hoạt với nhiều trường hợp.
Nhu cầu và trải nghiệm của người dùng: tập trung thiết kế trải nghiệm người dùng và xây dựng tạo mẫu phần mềm để phát triển dịch vụ FinTech phù hợp.
Kinh doanh kỹ thuật số: tìm hiểu về những lợi ích và tác động của các công nghệ kỹ thuật số lên các công ty khởi nghiệp.
Có thể thấy rõ ràng xu thế công nghệ ngày một phát triển lớn mạnh trong những năm gần đây như mạng xã hội, ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking, tablet banking, các kênh bán hàng qua internet,… Và đương nhiên, ngành Công nghệ tài chính (Fintech) cũng đã và đang có bước cải tiến đột phá để bắt kịp với thời đại 4.0.
Sinh viên HUFI học thực hành tại Trung tâm Mô phỏng khối ngành kinh tế
Điều này giúp phục vụ tốt hơn về nhu cầu của thị trường cũng như góp phần vào sự phát triển nền kinh tế. Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, các dịch vụ tài chính trở nên linh hoạt, tiện lợi và phù hợp hơn cho các công ty và cá nhân trong các lĩnh vực như ngân hàng, cho vay, thanh toán, huy động vốn từ cộng đồng và đầu tư. FinTech còn bao gồm những khía cạnh có lẽ bạn đã từng một lần nghe qua như blockchain, big data (dữ liệu lớn) hay đồng tiền ảo bitcoin.
Trong những năm gần đây, Fintech Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều các giao dịch kỹ thuật số, sự phát triển của thị trường thương mại điện tử cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ về việc mở rộng các hình thức thanh toán số.
Ngành FinTech đòi hỏi nhân lực vừa có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, vừa am hiểu công nghệ thông tin. Cụ thể nhân lực ngành này cần nắm vững và vận dụng các kiến thức:
Cũng như các lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin và kinh tế khác, yêu cầu kỹ năng mềm của ngành FinTech sẽ là kỹ năng học hỏi liên tục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng năng giao tiếp và hoà nhập, kỹ năng chia sẻ ý tưởng,
Ngoài ra, người học FinTech nên thông thạo các ngôn ngữ công nghệ, chẳng hạn như C ++, Java và Python. Họ cũng phải nắm bắt được các tin tức tài chính và kinh tế và cần phải là người học luôn học hỏi. Thời gian không chờ đợi, và ngành công nghiệp FinTech đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng, vì vậy những người tham gia vào lĩnh vực này phải có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi này.